Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng - Di Sản Văn Hóa Quốc Gia

Nhắc đến ẩm thực Việt Nam thì không thể bỏ qua những món cuốn tạo nên hương vị đặc trưng riêng mà chỉ Việt Nam mới có. Một trong những nguyên liệu góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của văn hóa lúa nước chính là bánh tráng phơi sương.

Đôi nét về bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Bánh tráng phơi sương ngon là những chiếc bánh được làm từ gạo mới, xay nhuyễn, trộn với nước và một chút muối, chiếc bánh được tráng hai lớp chồng khít lên nhau một cách khéo léo, khi ăn tạo cảm giác không quá dày cũng không quá mỏng.
Nếu du khách có dịp ghé thăm Tây Ninh, nhớ ghé thăm làng bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nhé. Cách thành phố Tây Ninh khoảng 40 km chẳng mấy khó khăn bạn đã có thể tới làng bánh tráng nổi tiếng này, tham quan vòng quanh làng bánh tráng để chứng kiến tận mắt các công đoạn tạo nên bánh tráng phơi sương.
Có thể du khách sẽ bất ngờ khi được nghe nhân dân nơi đây kể về nguồn gốc bánh tráng phơi sương này từ thời Trần hay món ẩm thực này từng được xem là thuốc chữa bệnh. Qua lời kể của những người dân Trảng Bàng, chắc chắn du khách sẽ thêm hiểu hơn về món bánh tráng mộc mạc nhưng gắn liền với biết bao câu chuyện thi vị từ xưa.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng có hai loại: bánh tráng trắng phơi sươngbánh tráng nướng phơi sương, với cách chế biến đặc biệt, bánh được nướng sơ qua lửa làm tỏa ra mùi thơm của gạo, sau đó được đem đi phơi sương vào lúc tờ mờ sáng hoặc ban đêm, người thợ làm bánh phải thức canh phơi bánh để bánh thấm sương vừa đủ, đạt độ mềm, dẻo là cất vào.
bánh tráng phơi sương
Nhắc đến bánh tráng thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến Tây Ninh và vùng quê Tràng Bảng. Bánh tráng phơi sương được xem như tinh hoa của vùng quê Tràng Bảng. Để món đặc sản này được nhiều người biết đến như hiện nay thì người dân nơi đây đã phải dành biết bao tâm huyết.
Chính vì thế, bánh tráng phơi sương không chỉ đơn thuần là một nguyên liệu mà nó còn là tinh hoa, là tấm lòng của người dân Tràng Bảng gửi gắm tới mọi người.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được vinh danh là một trong những đặc sản ngon của châu Á và được ghi nhận trong kỷ lục châu Á, là một đặc sản của vùng đất Tây Ninh mà bất cứ ai được thưởng thức đều trầm trồ và khen ngợi.
Món ăn này mang hương vị rất đặc biệt của các món cuốn vùng Nam Bộ. Để làm nên những chiếc bánh tráng ngon tuyệt hảo, người dân Trảng Bàng phải dùng gạo mùa, vo sạch, ngâm kỹ rồi mới xay nhuyễn nên bánh dẻo và có độ trắng trong ngon mắt. Khi bánh tráng được làm xong được nướng qua sau đó đem phơi sương.
Bánh được ngấm sương đêm, tinh túy đất trời giúp bánh dẻo hơn, thơm hơn. Chỉ tại Trảng Bàng, người thợ bánh mới có công thức đặc biệt khiến cho nó trở nên độc đáo mà hiếm nơi nào có được.
Được làm ra từ những hạt gạo dưới bàn tay khéo léo của con người Tây Ninh, món bánh này đã trở thành một món quà đặc trưng của mỗi du khách cho gia đình, người thân, đồng nghiệp khi có cơ hội ghé thăm mảnh đất này.
Tuy bánh tráng phơi sương chỉ được coi là một nguyên liệu nhưng khi kết hợp với nhiều thành phần nó lại là nguyên liệu không thể thiếu. Hãy cùng Bánh Tráng Nguyên Khang tìm hiểu về món ăn này để hiểu thêm về tinh hoa ẩm thực Việt nhé!
bánh tráng phơi sương

Nguồn gốc của bánh tráng phơi sương

Lý do có cái tên gọi bánh tráng phơi sương chỉ đơn giản là gọi theo những người dân từ xa xưa, dựa trên cách làm bánh tráng. Gạo phải ngâm qua đêm sau đó mới say thành bột, rồi đem tráng thành bánh và được phơi sương cả đêm để bánh giữ được độ mềm và dẻo dai.
Bất kể một vị khách nào khi đến du lịch tại đây khi được ăn món ăn này thì đều trầm trồ khen ngon. Có rất nhiều cách để thưởng thức món ăn này tuỳ theo từng vùng miền, nhưng nếu đến Tây Ninh thì hương vị ngon nhất là khi chúng ta cuốn bánh tráng với thịt kèm cùng các loại rau chấm với nuớc sốt được pha đúng điệu của vùng đất này, một cảm giác vô cùng tuyệt vời mà không thể diễn tả được hết.

Thử ngay hương vị độc nhất vô nhị của bánh tráng phơi sương

Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã hình thành từ thế kỷ 18. Quan trong nhất để tạo nên sự đặc biệt của loại bánh tráng này so với các sản phẩm khác đó là công đoạn phơi sương. Do đặc thù của khí hậu nơi đây ngày nhiều nắng, đêm lắm sương nên là phù hợp nhất với làm bánh phơi sương.
Sau thời gian dài hình thành và phát triển, bánh tráng có hương vị đặc trưng, màu sắc tự nhiên đáp ứng được đông đảo thị hiếu của khách hàng. Cùng với một số đặc sản khác của Việt Nam như bánh đậu xanh Hải Dương, chè Thái Nguyên,… bánh tráng phơi sương Trảng Bàng vinh dự được ghi danh vào kỷ lục châu Á.
Bánh mang hương vị riêng của gạo bởi nó có cấu tạo chính là từ bột gạo. Không đơn thuần là loại gạo thông thường làm lên bánh tráng trộn phơi sương mà đây là loại gạo đã được nướng sơ qua lửa mang hương thơm nức mũi của gạo, và vị ngọt của tinh bột.
Bánh tráng phơi sương thường được ăn kèm với rau, thịt rồi cuộn lại chấm với nước mắm chua ngọt sẽ tạo ra vị béo ngậy của thịt, vị mềm ngọt của bánh tráng hòa quyện vào nhau, cùng với vị cay nhẹ chua ngọt của nước chấm khiến cho người dùng ai cũng không quên.
Tin rằng trong tương lai không xa nghề làm bánh tráng sẽ còn phát triển, thậm chí vươn xa ra thị trường nước ngoài đem lại thu nhập ổn định cho người dân làng nghề.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được biết đến với những đặc điểm: hương vị thơm ngon từ gạo, dễ sử dụng (không cần nhúng trước khi ăn), dễ dàng kết hợp với các nguyên liệu như: thịt luộc, cá hấp, rau rừng, rau sống, bún,… làm tăng thêm hương vị của món ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, tiết kiệm thời gian cho việc nấu nướng.  Ngoài ra, đây là món ăn nhẹ, dễ ăn, thích hợp cho việc thiết đãi người thân, họ hàng, khách khứa. Với nguyên liệu chủ yếu là bột gạo, được sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh, thực phẩm.
bánh tráng phơi sương

Sự hình thành và phát triển của bánh tráng phơi sương

Nghề làm bánh tráng ở Tây Ninh đã có từ LÂU ĐỜI, truyền lại từ thời cha ông ở vùng đất Ngũ Quảng, Bình Định đi khai hoang, lập ấp từ thế kỷ 18. Ban đầu chỉ là bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng, sau này người ta mới SÁNG TẠO ra Bánh Tráng Phơi Sương Cao Cấp.
Đất Trảng Bàng được trời ban cho ngày nhiều nắng, đêm lắm sương. Thời gian đêm về sáng, sương giăng mờ đất Trảng Bàng. Để làm ra loại Bánh Tráng Phơi Sương Thượng Hạng, người dân ở đây cũng phải một nắng hai sương, TẦN TẢO sớm khuya. Ở Trảng Bàng có rất nhiều giai thoại về nguồn gốc của bánh tráng phơi sương.
Tương truyền rằng, có 1 gia đình nọ đưa nhau từ miền Trung vào Trảng Bàng thuộc trấn Gia Định (hiện nay là Trảng Bàng, Tây Ninh) để sinh sống. Họ chọn nghề bánh tráng để mưu sinh. Hồi đó, bánh tráng chưa được dùng tinh bột khoai mì như hiện nay mà vẫn sử dụng bột gạo nên thường dày và cứng hơn, nướng ăn chứ không MỀM MỀM để cuộn với thịt hấp kèm với các loại rau rừng.
Một buổi chiều, cô con dâu do mệt quá nên trong quá trình gom bánh khô vào nhà đã để quên hai vỉ bánh ngoài góc rào. Sáng ra, mẹ chồng nhìn thấy vỉ bánh ẩm ướt, vốn sẽ tưởng rằng không ngon, định rầy la con dâu nhưng lại nghĩ dâu mới về nhà chồng chắc chưa quen nên ra gỡ những chiếc bánh dính sương MỀM MẠI đêm ấy mang vào nhà rồi kẹp thêm các lá rau quanh vườn cùng cả nhà ăn tạm.
bánh tráng phơi sương
Không ngờ mọi người trong gia đình ăn đều tấm tắc khen ngợi, cũng từ đó món Bánh Tráng Phơi Sương được ra đời.
Dân làng từ đó cứ truyền tai nhau về câu chuyện THÚ VỊ đó rồi từ đó biến tấu thành những câu chuyện khác ví dụ như: anh chồng đã để quên một ràng bánh đã nướng ngoài trời vào chiều hôm trước, bánh để qua đêm bị ướt sương, thấy tiếc của nên ăn lại thấy ngon và từ đó mới có nghề đem Bánh Tráng Nướng Phơi Sương Đặc Biệt này,…vô số các phiên bản khác nhau.
Nhưng trên thực tế do bánh tráng nướng giòn, phơi sương đêm dễ bị rách nên người ta đã nghĩ ra cách tráng thêm 2 lớp bánh chồng khít lên nhau, cho thêm 1 ít muối để bánh DẺO DAI và ĐẬM ĐÀ, phơi nắng vừa khô rồi nướng bằng than đậu phộng cho có độ PHỒNG MỀM rồi đem phơi sương. Hơi sương sẽ ngấm dần dần vào bánh, giúp bánh mềm, không đổi màu, không cần nhúng nước trước khi dùng.
Dù có giải thích về nguồn gốc ra đời của Bánh Tráng Phơi Sương theo cách nào thì vùng đất Tây Ninh đầy nắng và gió này cùng với tay nghề kỹ thuật tráng bánh hai lớp, nướng, phơi sương, được truyền lại từ đời này qua đời khác đã hình thành một làng nghề TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO và sản phẩm LỪNG DANH cả nước.
Vừa qua, nghề làm Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng đã được Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
bánh tráng phơi sương

Cách làm nên chiếc bánh tráng phơi sương

Ngay khi nghe tên chắc hẳn bạn đã đoán được điểm đặc biệt của bánh tráng phơi sương. Thông thường, những nơi làm bánh tráng khác, bánh sẽ được phơi ra ngoài nắng để nhanh khô. Tuy nhiên, tại Tràng Bảng, để làm ra miếng bánh tráng phơi sương, sau khi bột bánh được tráng lên khuôn, bánh sẽ được đem phơi ở ngoài sương. Với cách này, hương vị gạo vẫn còn lưu trên miếng bánh, đồng thời bánh vẫn giữ được độ dẻo, độ dai đặc trưng.
Để làm được mẻ bánh ngon, người thợ nơi đây phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Đầu tiên là khâu chọn gạo, gạo làm bánh phải là gạo mới thì bánh mới thơm, sau đó xay nhuyên, trộn với nước và chút muối theo tỉ lệ thích hợp.
Kế tiếp là khâu tráng bánh, bánh phải tráng làm 2 lớp chồng khít lên nhau, đảm bảo không quá dày và không quá mỏng, mang vị đậm đà. Bánh sau khi được tráng đem ra nắng phơi vừa khô, được dỡ ra khỏi phên, mang đi nướng trên bếp than cho có độ phồng, mềm rồi đem đi phơi sương.
Để có được chiếc bánh tráng phơi sương Trảng Bàng phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ cũng như kinh nghiệm của người thợ bánh. Công đoạn đầu tiên đó là ngâm gạo khoảng 4 đến 6 tiếng đồng hồ. Sau khi gạo được ngâm đủ giờ sẽ được đem xay với nước, lọc kĩ bột đến khi không còn tạp chất để cho chiếc bánh được trong suốt.
Khi bột gạo được xay nhuyễn người thợ làm bánh sẽ cho thêm chút muối cho đậm đà và bảo quản tốt hơn. Bánh ngon hay không quan trọng nhất là công đoạn tráng bánh. Người thợ bánh sẽ đun nồi nước lớn nấu sôi, căng tấm vải mỏng ra và rải bột hòa nước thật nhuyễn lên mặt vải, bột chín sẽ tạo thành chiếc bánh trong suốt.
Bánh được đem ra giàn phơi, phơi dưới nắng mới. Điều đặc biệt là bánh tráng này được phơi 2 lần nắng, nướng qua rồi phơi sương. Sương ngấm vào bánh tạo cho bánh tráng Trảng Bàng độ dai dẻo đặc biệt khác hẳn ở những nơi khác.
bánh tráng phơi sương

Bí quyết để tạo ra chiếc bánh tráng phơi sương thơm ngon, mềm dẻo

Để làm ra được một chiếc bánh tráng phơi sương chất lượng thì việc quan trọng nhất là chọn nguyên liệu sao cho gạo làm bánh phải là gạo MỚI NHẤT, gạo NGON NHẤT và không được pha trộn gì cả.
Sau khi đem gạo đi xay xong bỏ thêm 1 lượng muối vừa phải tạo vị MẶN MẶN cho bánh chứ không cho thêm đường như một số bánh tráng thường khác. Bánh tráng Trảng Bàng thường được tráng 2 lớp. Bánh vừa CHÍN TỚI còn ướt sẽ được đem ra nắng phơi khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Nướng bánh là công đoạn rất quan trọng quyết định màu sắc ĐẶC TRƯNG. Bánh tráng sau khi đã được phơi khô đem vào nướng ở một chiếc lò nướng ĐẶC BIỆT sử dụng nhiên liệu đốt bằng "vỏ đậu phộng", điểm lưu ý duy nhất là bánh không được nướng quá chín, quá phồng nên chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi các hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngả sang màu trắng đục thì phải dừng lại.
Lò nướng bánh tráng làm khá ĐƠN GIẢN từ cái trã nhôm hay còn gọi là cái nồi đáy tròn hay dùng để nấu rượu, đặt nghiêng, người thợ nhanh tay, KHÉO LÉO xoay cho cái bánh tráng CHÍN, PHỒNG đều cả 2 mặt mà vẫn trắng không hề bị cháy.
Bánh nướng xong đem đi phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc ngay từ đêm. Bánh tráng sau khi nướng xong được xếp sẵn lên giàn và chờ đến sáng hôm sau khi sương xuống thì đem bánh ra phơi, và chỉ được phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn, nếu phơi quá lâu bánh sẽ bị mềm và ẨM ƯỚT, không ngon.
Đây là công đoạn dẫn đến thành công của bánh tráng, vì thế đòi hỏi người thợ làm bánh phải hết sức CÔNG PHU và TỈ MỈ. Người phơi bánh phải thức cả đêm đợi bánh thấm sương sao cho đủ mềm là xếp lại vào trong bao, lót thêm ít lá chuối để giữ độ MỀM, XỐP cho bánh.
Khi ăn, người ta bóc ra 1 tấm bánh tráng, đặt lên chiếc đĩa rồi mới lần lượt xếp vào từng loại rau, dưa mà mình YÊU THÍCH. Thêm vào vài miếng thịt thái mỏng, NGON NGỌT sau đó cuộn tròn lại, vừa với miệng ăn chấm thêm nước mắm SÁNH MỊN, tự pha chế với từng khẩu vị mỗi người. Quả thật là ngon không gì diễn tả.
bánh tráng phơi sương

Những món ăn từ bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Để nhắc đến đầu tiên thì bánh tráng phơi sương không thể thiếu trong những món cuốn vì nó giúp tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn. Bánh tráng bên ngoài bên trong là những loại ra xanh mướt, kèm thịt, tôm hoặc cá, thêm chút bún rồi chấm với nước chấm chua chua ngọt ngọt. Vị thơm, dẻo, dai của bánh kết hợp với vị thanh mát của rau với vị đậm đà của thịt, tôm, hay cá sẽ làm hài lòng mọi thực khách.
Ngoài bánh tráng cuốn ra, thì món nem cuốn rồi rán cũng là một trong những món ăn được trong và ngoài nước biết đến. Món bánh tráng trộn cũng sẽ không thể đúng vị nếu không được làm từ món bánh tráng phơi sương chính gốc Trảng Bàng.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng dễ dàng nhận ra với những đặc điểm: hương vị thơm ngon từ gạo, dễ sử dụng, có thể ăn liền, dễ dàng kết hợp với các nguyên liệu như: thịt luộc, cá hấp, rau rừng, rau sống, bún,… làm tăng thêm hương vị của món ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, tiết kiệm thời gian nấu nướng của các bà nội trợ.
Vùng đất Tây Ninh còn nổi tiếng với các loại rau rừng. Bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo luộc và rau rừng đã trở thành đặc sản của vùng đất này. Điều đặc biệt là rau với món này phải có đủ 5 vị: chát, chua, ngọt, béo, thơm. Món ăn này thường kèm với các loại rau như: diếp cá, tía tô, hẹ, lá cóc, lá bứa, lá tràm, húng quế, húng lùi, lá mặt trăng… kết hợp với dưa chua.
Nước chấm cũng là loại nước mắm ngon đặc biệt được pha thêm chanh, ớt, tỏi và đường. Thịt heo cho món này là thịt chân giò vừa thơm vừa mềm. Cuốn bánh tráng phơi sương cùng miếng thịt heo thêm vài cọng rau rừng Tây Ninh chấm với nước mắm pha tỏi ớt bạn mới cảm nhận được hương vị tuyệt vời từ món ăn bình dị này.
bánh tráng phơi sương

Đậm đà bánh tráng phơi sương Trảng Bàng cuốn thịt luộc và rau rừng Tây Ninh

Điểm đặc biệt nhất của bánh tráng phơi sương này chính là những loại rau sống ăn kèm. Tây Ninh là vùng đất nắng nóng và tương đối khắc nghiệt nhưng lại được tạo hóa ưu đãi cho nhiều loại rau rừng đặc biệt. Mỗi loại rau đều có hương vị và dưỡng chất riêng, quyện hòa trong suất bánh tráng phơi sương cuốn thịt, ăn vừa chất lại THANH NHẸ.
Có tới hơn 20 loại rau có thể ăn kèm với bánh tráng phơi sương Tây Ninh, như: rau hẹ, rau nhái, đọt cóc, đọt xoài, rau vị, rau song,… Gọi là rau rừng hay rau sông là đọt non của các loại cây ĐẶC BIỆT sống ven hai bên bờ sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ được bà con hái đem về làm "phụ gia" chính cho món ăn.
Bóc một tấm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng cuốn với thịt heo luộc, rau rừng, chấm với nước mắm chua, cay, mặn, ngọt sẽ mang đến cho bạn một hương vị không thể trộn lẫn, chỉ muốn ăn hoài mà không ngán. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bánh tráng để cuốn với các loại rau sống, các loại thịt, cá hấp, bún,…
Hoặc bạn cũng nên thưởng thức bánh tráng phơi sương cuốn muối tôm và me chua ngọt. Bạn sẽ cảm nhận được từng mùi vị của các nguyên liệu bánh tráng trộn hòa quyện lẫn nhau: vị bùi, dẻo, dai, thơm mùi gạo của bánh tráng, vị cay, thơm của hạt muối tôm Tây Ninh, vị chua, ngọt của me, mang đến cho bạn những cảm xúc khó tả về hương vị của món ăn. Đó là lý do món ăn vặt này đã trở một trong những đặc sản của giới trẻ.
Với một chiếc bánh to, bạn có thể cắt bánh ra làm 4 cho vừa ăn. Bạn bóc lớp bánh ra, đặt lên đĩa phẳng, hoặc trong lòng bàn tay, gắp thịt luộc, một chút bún, một chút rau sống lên trên bánh. Sau đó bạn khéo léo cuốn bánh với nhân lại với nhau và có thể thưởng thức ngay.
Muốn có món bánh ngon, phải lựa miếng thịt ngon, có thể là thịt lợn đùi hoặc thịt ba chỉ, thịt luộc vừa chín tới, mềm, có vị ngọt, béo, đậm đà của thịt và được thái thành các miếng mỏng bày ra đĩa. Ngoài thịt heo, các bạn có thể dùng thịt bò, cá hấp, tôm hấp,…
Các loại rau ăn kèm với bánh bao gồm: đinh lăng, đọt xoài, đọt cóc, tía tô, xà lách, húng lủi, húng quế, mùi tàu, hẹ, … là những loại lá có vị không quá cay, quá đắng, mà lại có vị bùi, chát, hơi chua, hơi ngọt.
Họ phải thức dậy từ 5 giờ sáng, đi chèo thuyền dọc hai bên bờ sông Vàm Cỏ và quan sát. Nếu phát hiện đọt non trên cao người hái sẽ đưa câu liêm khá dài móc cho rơi xuống. Còn những lá, những chồi non mới nhú ở bên dưới thấp, chỉ cần chèo thuyền đến gần với tay vặt lấy. Mới nghe qua ai cũng tưởng công việc này DỄ DÀNG, nhưng không phải vậy.
Muốn có được vài kg rau phải mất một ngày trời. Người hái rau buộc phải len lỏi vào những nơi khó khăn nhất để tỉm ra được những đọt rau TƯƠI TỐT. Có đủ vị CHUA CHUA, CHÁT CHÁT, THƠM THƠM và nhiều màu sắc PHONG PHÚ, rau rừng đã tạo được nét ĐẶC THÙ riêng mà ngoài Tây Ninh ra không nơi nào có được.
bánh tráng phơi sương

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng – Di sản văn hóa quốc gia

Trong bài thơ “Bánh tráng phơi sương” của Trần Mỹ Liên đã từng nói rằng bánh tráng mong manh như tình của ai đó, thêm một chút sương đêm cho mềm cho dẻo, tấm lòng dân dã của người dân Tây Ninh thấm trong từng miếng bánh, qua tháng năm miếng bánh ấy vẫn lưu truyền tình người.
Bánh tráng phơi sương mang hương vị riêng cho những món cuốn phổ biến ở Nam Bộ. Đây là món ăn luôn tạo được không khí vui vẻ gia đình hay xum họp bạn bè. Những lá bánh đẫm sương Trảng Bàng BÌNH DỊ góp phần tạo nên vị riêng trên mâm tiệc. Trong khung cảnh THÂN MẬT, mọi người cùng nhau trải bánh,chọn rau, xếp thịt rồi cuốn tròn chấm nước mắm tỏi ớt pha CHUA CAY, cùng cả nhà thưởng thức hương vị đồng quê, DÂN DÃ khó quên này.
Hiện nay có 2 loại bánh tráng phơi sương, gồm: Bánh Tráng Nướng Phơi Sương và Bánh Tráng Trắng Phơi Sương. Trong đó, bánh tráng nướng được dùng nhiều trong các nhà hàng nổi tiếng, cả 2 loại bánh tráng này kết hợp với nhau tạo thành bộ đôi HOÀN HẢO chinh phục trái tim thực khách.
Bánh tráng nướng phơi sương trộn lên không chỉ ngon mà còn rất là rẻ và phù hợp với túi tiền của từng sinh viên. Hình ảnh của những cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng tây, vừa ăn vừa nói chuyện sảng khoái, cười đùa đã trở thành những hình ảnh rất quen thuộc ở trước mỗi cổng trường trung học, đại học.
Bánh Tráng Trắng Phơi Sương chỉ là bánh tráng phơi sương thông thường. Loại bánh này hay được dùng để cuốn với thịt lợn luộc cùng các loại rau củ khác. Rau cuốn bánh tráng phải đủ 5 vị: BÉO, NGỌT, CHÁT, CHUA,THƠM.
Các món chấm thì cần phải là loại nước mắm ngon nhất pha cùng đường, chanh, ớt, tỏi... theo sở thích của từng người. Còn với thịt heo nếu ăn bánh tráng trắng phơi sương nên chọn loại thịt đùi luộc nguyên, khi xắt ra sẽ trắng và trông rất NGON, MỀM.
Với những chiếc bánh phơi sương của vùng đất Trảng Bàng, Tây Ninh tuy BÌNH DỊ, DÂN DÃ nhưng đã góp phần để tạo nên vị ngon RIÊNG BIỆT khiến ai đã thưởng thức rồi NHỚ MÃI, không quên.
Bánh Tráng Trắng Phơi Sương không chỉ là TRÍ TUỆ qua bao đời của những người dân xứ Trảng Bàng mà còn là thành quả lao động MIỆT MÀI, SÁNG TẠO không ngừng nghỉ của biết bao thế hệ. Nơi đó, mỗi 1 thành phẩm không đơn giản chỉ là sản phẩm, mà còn là TẤM LÒNG của những nghệ nhân ở đây.

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng tìm mua ở đâu

Tây Ninh là một vùng đất du lịch sinh thái được nhiều nguời biết đến, và món bánh tráng phơi sương này cũng vậy. Thế nên tận dụng nhu cầu này mà hiện nay có rất nhiều các cơ sở khác nhau có loại bánh này, chúng ta không cần phải mất thời gian để tìm mà có thể liên hệ trực tiếp nhân viên sẽ giao hàng tận nơi.
Thị trường tiêu thụ của bánh tráng ngày càng mở rộng, không những trong nước mà cả quốc tế. Rất nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng Tây Ninh không thể đáo ứng hết nhu cầu của thực khách. Và nên mua bánh tráng phơi sương ở đâu vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người tiêu dùng để vừa đảm bảo chất lượng vừa mua được bánh tráng phơi sương giá rẻ nhất.
bánh tráng phơi sương

Giá bánh tráng phơi sương được bán như thế nào?

Với giá cả hợp lý, khoảng 25.000đ/xấp bánh, khoảng 250 gram đủ cho khoảng 3 người ăn. Đây là loại bánh to, nên bạn có thể cắt làm 4 khi sử dụng cho phù hợp. Bánh có thể bảo quản nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp, không để trong tủ lạnh vì bánh có thể bị cứng lại. Ngoài ra, các cửa hàng còn có các chính sách khuyến mãi cho khách hàng như mua 10 xấp bánh được tặng 01 xấp.
Được mọi người biết đến từ rất lâu, hơn nữa, sự cạnh tranh trên thị truờng diễn ra ngày càng sôi nổi khiến những chiếc bánh tráng phơi sương này có giá thành cạnh tranh hơn.Tuỳ vào khối lượng của mỗi túi sản phẩm mà giá có thể khác nhau, trung bình khoảng 20-70 nghìn là chúng ta đã có một túi bánh tráng này cho gia đình ăn rồi.
Một bữa ăn được cải thiện mới lạ hơn với món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Chắc chắn hương vị của loại bánh này sẽ khiến chúng ta cảm thấy thú vị vô cùng. Hãy liên hệ ngay với các cơ sở cung cấp gần nhất để mua được sản phẩm ngon cho gia đình mình nhé!

Bánh Tráng Nguyên Khang – bánh tráng chuẩn Tây Ninh

Nhâm nhi một chiếc bánh tráng phơi sương Trảng Bàng cuốn với thịt heo luộc, rau rừng, chấm với nước mắm chua, cay, mặn, ngọt sẽ mang đến cho bạn một mùi vị không thể quên. Bạn đang tìm kiếm một món quà thật ngon, độc đáo, an toàn tặng người thân khi có dịp ghé thăm Tây Ninh, hoặc bạn muốn bữa cơm gia đình thêm phong phú bên người thân, bạn bè, món bánh tráng phơi sương Tây Ninh sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Bánh Tráng Nguyên Khang tự tin là một trong số những có sở uy tín, phục vụ TẬN TÌNH, CHU ĐÁO đáng để bạn lựa chọn.Hiện nay, Bánh Tráng Nguyên Khang đã có mặt trên khắp các tỉnh thành của cả nước với 200 cơ sở. Bạn có thể tìm mua bánh tráng phơi sương Nguyên Khang DỄ DÀNG ở bất cứ đâu.
ĐẶT NGAY món Bánh Tráng Phơi Sương gây nghiện này mà không cần phải đi đâu. Chỉ cần nhấc điện thoại và liên lạc theo số 03 9999 33 04, Bánh Tráng Nguyên Khang sẽ giao hàng đến tận nơi bạn ở với thời gian nhanh nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét